Phong tục đám hỏi miền Trung là một phần quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của người Việt, mang đậm nét truyền thống và tinh thần đoàn kết gia đình. Từ lễ nghi, trang phục đến cách chuẩn bị lễ vật, tất cả đều thể hiện sự trang trọng và chu đáo. Đặc biệt, đám hỏi miền Trung không chỉ là nghi thức trao duyên giữa hai bên gia đình mà còn là dịp để gắn kết tình thân. Mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng riêng, nhưng chung quy đều tôn vinh giá trị của tình cảm gia đình và lòng tôn kính đối với tổ tiên.
Với miền Trung, thủ tục cưới hỏi thường được làm theo hướng đơn giản, không câu nệ vật chất. Nhiều lễ nghi phức tạp, cầu kỳ đã được cắt giảm. Ngày nay, chỉ còn 3 nghi lễ cơ bản nhất được giữ lại bao gồm: lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Thậm chí, nếu khoảng cách giữa hai nhà quá xa thì có thể gộp lễ hỏi và lễ cưới.
Lễ dạm ngõ – nghi lễ đơn giản nhất trong phong tục cưới hỏi miền Trung
Lễ dạm ngõ là lễ đơn giản nhất trong thủ tục cưới hỏi miền Trung. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng. Nó đánh dấu lần gặp mặt chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình để trao đổi về đám cưới.
Thời điểm tiến hành lễ dạm ngõ
Theo phong tục cưới hỏi miền Trung, lễ dạm ngõ được tiến hành khi đôi bạn trẻ xác định mối quan hệ và chính thức muốn về chung một nhà. Hơn nữa, đã thông báo với cha mẹ hai bên và được cha mẹ hai bên đồng ý, ủng hộ.
Các bước tiến hành lễ dạm ngõ
Trong lễ dạm ngõ, nhà trai cần mang chai rượu và khay trầu sang nhà gái. Lúc này, hai bên gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Hai bạn trẻ là cầu nối để trao đổi thống nhất với nhà gái. Khi được bố mẹ cô gái đồng ý, bố mẹ chàng trai và người đại diện của gia đình. Người đại diện là những người lớn tuổi, có uy tín trong dòng họ như trưởng họ. Họ sẽ mang theo một chai rượu và khay trầu sang nhà cô gái. Đại diện hai bên gia đình sẽ trao đổi để thống nhất các bước tiếp theo trong lễ cưới cho đúng với phong tục của vùng miền và yêu cầu của hai bên gia đình.
Lưu ý về lễ dạm ngõ
Với những gia đình ít người hoặc có hoàn cảnh đặc biệt thì chỉ cần một người lớn, có tiếng nói trong gia đình cùng chàng trai đến nhà gái để thực hiện lễ dạm ngõ.
Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn. Nghi lễ thứ hai trong phong tục cưới hỏi người miền Trung là lễ đính hôn.
Người miền Trung không quá nặng vật chất nhưng rất tôn trọng lễ nghi. Do đó, lễ vật chuẩn bị trong lễ ăn hỏi không quá cầu kỳ đắt đỏ. Nhưng mỗi bước trong nghi lễ này đều được thực hiện một cách nghiêm túc, chuẩn mực.
Lễ vật cần chuẩn bị cho đám hỏi
Thông thường đám hỏi của người miền Trung cần chuẩn bị 5 mâm lễ cơ bản:
- Mâm quả trầu cau
- Mâm quả trà
- Đôi rượu
- Mâm bánh kem đính hôn
- Mâm nem chả
- Mâm ngũ quả
Tùy theo từng gia đình mà số mâm và lễ bên trong có thể thay đổi cho phù hợp. Ví dụ, có gia đình không sử dụng bánh kem mà dùng mâm quả bánh xu xê truyền thống.
Các bước tiến hành đám hỏi của người miền Trung
So với lễ dạm ngõ, quy mô lễ hỏi lớn hơn nhiều. Cả đoàn nhà trai đến nhà gái và khách mời của nhà gái đều đông hơn. Đến giờ đẹp đã được định từ trước, đoàn nhà trai cùng đội bê tráp sẽ đưa lễ vật vào nhà gái. Thứ tự người bước vào nhà gái cũng được quy định rõ ràng.
Khi đoàn nhà trai bước vào, chú rể hoặc cha mẹ cô dâu sẽ đón cô dâu ra. Các thủ tục khác trong đám hỏi sẽ được tiếp tục. Sau đôi lời phát biểu của đại diện hai họ, nhà gái đặt một phần lễ mà nhà trai mang đến lên bàn thờ tổ tiên để thắp nhang. Hoàn tất lễ, cô dâu sẽ đi rót trà và mời khách cùng chung vui với gia đình.
Trước khi đoàn nhà trai ra về, nhà gái sẽ chia lại một phần bánh trong các mâm lễ nhà trai đem đến gọi là lễ lại quả. Ngay khi nhà trai ra về, những khay quả trống sẽ được lật ngửa nắp để cho thấy nhà cô dâu mừng gả con gái và đã tiếp nhận lễ của nhà trai.
Lễ cưới
Lễ cưới là nghi thức trung tâm của thủ tục cưới hỏi miền Trung. Trong lễ cưới, nhà trai sẽ cử một đoàn đến nhà gái để đón dâu. Anh em họ hàng nhà gái cũng cắt cử người để đưa cô dâu về nhà chồng.
Lưu ý về người tham gia lễ cưới
Theo phong tục cưới hỏi của người miền Trung, số người đón và đưa dâu đều tương ứng với khi các con số sinh hoặc lão để cầu mong may mắn đến với cặp đôi trẻ. Nhưng số người đưa dâu thường lớn hơn số người đến đón.
Chủ hôn thực hiện thủ tục cưới hỏi ở miền Trung cần được lựa chọn cẩn thận. Thông thường người chủ hôn sẽ là cao niên trong dòng tộc của nhà trai hoặc nhà gái. Hơn nữa, người này có mối quan hệ mật thiết với gia đình và sẵn sàng hỗ trợ để chúc phúc cho cặp đôi trẻ.
Các bước chính trong đám cưới của người miền Trung
Khi đoàn đón dâu đến trước cổng nhà gái, trưởng đoàn sẽ cử một người mang lễ vật vào nhà để trình giờ xin được làm lễ. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, đại diện nhà trai cần mang theo một đôi nến hồng để gắn lên chân nến có sẵn.
Đến giờ đẹp, đoàn nhà trai sẽ vào thực hiện lễ xin dâu. Khi được nhà gái chấp nhận, chú rể sẽ dắt tay đưa cô dâu ra xe để chuẩn bị thực hiện lễ ở nhà trai. Lúc này, đoàn nhà gái sẽ cùng đi để đưa cô dâu về nhà chồng.
Ở nhà trai, lễ đón nhận dâu mới cũng không quá phức tạp. Dưới sự chủ trì của người chủ hôn, cô dâu chú rể làm lễ, nghe cha mẹ chồng dạy bảo và nhận lời chúc phúc từ mọi người.
Kết thúc buổi lễ, đoàn nhà gái sẽ ra về trước. Lúc này cô dâu chú rể sẽ bưng mâm đựng trầu cau và thuốc lá ra cổng đứng tiễn. Người nhà gái có thể lấy miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ để cầu may.
Các kiêng kỵ trong thủ tục cưới hỏi miền Trung
Tuy thủ tục cưới hỏi miền Trung ngày càng đơn giản, nhưng vẫn có một số kiêng kỵ cần lưu ý:
- Phụ nữ đang mang thai không được vào trang trí phòng cưới cho cô dâu chú rể. Cũng tuyệt đối không được ngồi lên giường cưới.
- Khi đã chào bố mẹ để về nhà chồng, cô dâu nên đi thẳng, không ngoáy đầu quay lại nhìn người thân. Điều này thể hiện việc cô dâu sẽ chuyên tâm lo việc nhà chồng và lo cho gia đình nhỏ.
- Trên đường đưa dâu, nếu đi qua ngã ba, ngã năm, ngã bảy hay qua sông, qua cầu thì đoàn đón dâu cần thả một ít tiền lẻ, gạo, muối xuống để hành trình được thuận lợi.
- Theo thủ tục đám cưới miền Trung cũ, mẹ cô dâu không thể đưa con gái về nhà chồng. Ở một số địa phương, quan niệm này đã có phần thay đổi, mẹ cô dâu có thể cùng đi đưa con nhưng phải ngồi ở một đoàn xe khác.
- Người đưa dâu, đón dâu đều cần được chọn lựa kỹ. Người đang có tang không được tham dự lễ đón và đưa dâu.
Video
Kết luận
Thủ tục cưới hỏi miền Trung thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Mặc dù đã được đơn giản hóa, nhưng các nghi lễ vẫn được giữ gìn và thực hiện một cách cẩn trọng. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Trung cũng phản ánh nền tảng tư tưởng, quan niệm thời xưa về các yếu tố may mắn, phúc lộc. Thủ tục cưới hỏi ở mỗi vùng miền mang nét riêng, nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích chung: mong muốn cho cặp đôi và gia đình cưới xin được hạnh phúc, an lành.