Người từ Mỹ về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền?


Photo of author

Tác giả: Luật sư Lindsey J. Harris

Tư vấn định cư

Rất nhiều bà con người Việt ở Mỹ, Úc, Đức, Pháp hay các nước phương Tây khác thường lo lắng về số ngoại tệ có thể mang theo khi về Việt Nam. Một số bạn gửi thắc mắc tới hộp mail của chúng tôi với nội dung là người từ Mỹ về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền, mang nhiều tiền có bị phạt hay tịch thu không.

Câu trả lời là không bị tịch thu nhưng có thể bị phạt nếu mang theo số tiền lớn mà không khai báo. Để có thể giúp bà con đang định cư ở nước ngoài về nước thuận lợi, ít gặp phiền phức về việc đem tiền về Việt Nam thì bạn có thể xem các khuyến cáo dưới đây.

Từ Mỹ về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền?

Theo Công văn 6521/NHNN-QLNH năm 2011 áp dụng cho việc mang tiền từ ngoài vê Việt Nam do chính phủ ban hành thì số tiền mà cá nhân mang về Việt Nam sẽ được chia làm hai loại bao gồm tiền VNĐ (đồng Việt Nam) và ngoại tệ (bao gồm USD, Yên, Bảng Anh,…).

  • Trong đó nếu số tiền ngoại tệ có giá trị bằng hoặc lớn hơn 5.000 USD (Đô la Mỹ) thì bắt buộc phải khai báo với Hải Quan.
  • Tiền Việt Nam nếu bằng hoặc lớn hơn 15 triệu đồng (15.000.000) thì cũng bắt buộc phải khai báo với hải quan nếu không sẽ gặp các rắc rối về pháp lý.
Từ Mỹ Về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền
Từ Mỹ Về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền

Quy định này áp dụng cho ai?

Theo Số: 15/2011/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì quy định này áp dụng cho tất cả mọi trường hợp cá nhân nào muốn xuất cảnh đi nước ngoài hoặc nhập cảnh vào Việt Nam.

  • Thông tư này quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại) của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp (sau đây gọi chung là hộ chiếu).
  • Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh biên giới do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước có chung biên giới cấp được thực hiện theo quy định riêng.
  • Trường hợp các cá nhân có tiền mặt có giá trị 5.000 USD nhưng được gửi vào tổ chức tín dụng nước ngoài có khả năng hoạt động ngoại hối (tức thanh toán được ở Việt Nam) thì cũng phải khai báo với Hải Quan

Điều này có nghĩa là gì?

Theo nội dung trên, cá nhân từ Mỹ về Việt Nam được mang bao nhiêu tiền cũng được nhưng nếu mang quá hoặc bằng 15.000.000 VNĐ (15 triệu đồng) và 5.000 USD (Đô la Mỹ) hay các ngoại tệ khá có giá trị tương đương thì đều phải bắt buộc khai báo với Hải Quan nếu không sẽ bị pháp luật truy cứu.

Giấy tờ phải xuất trình với Hải Quan khi nhập cảnh vào Việt Nam

  •  Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
  • Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.

Trong trường hợp không muốn mang theo quá nhiều tiền mặt trên người thì bà con cũng có thể gửi ngoại tệ vào các tài khoản có khả năng thanh khoản ở Việt Nam.

Gửi tiền vào tài khoản ngoại hối để sử dụng thanh toán ở Việt Nam như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2011/TT-NHNN về gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thì các cá nhân muốn gửi tiền mặt vào tài khoản để sử dụng ở Việt Nam cần chú ý các điều sau đây:

  • Cá nhân xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào.
  •  Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, tổ chức tín dụng được phép đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh, đồng thời lưu giữ 01 bản sao Tờ khai.
  • Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho cá nhân gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.

Tại sao lại có các quy định này?

Các thông tin về quy định này được tổng hợp từ Thông tư 15/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2011 để thay thế cho các Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 và Quyết định số  921/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Với mục đích hỗ trợ tốt hơn công tác quản lý ngoại hối ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy nó là điều bắt buộc.

Lưu ý: Thông tin được tổng hợp và soạn thảo để nhằm cố gắng giải thích dễ hiểu hơn giúp bà con người Việt đang định cư ở nước ngoài có thể hiểu rõ hơn về các quy định và giảm bớt các rắc rối không muốn khi nhập cảnh về Việt Nam.

Nếu bài viết vẫn chưa thể làm bạn hài lòng vui vui lòng xem lại cac nguồn tham khảo uy tín mà chúng tôi đính kèm dưới đây.

Các nguồn tham khảo thêm: