Kinh nghiệm đem chó từ Mỹ về Việt Nam bằng máy bay

Liên hệ & hợp tác

tại đây

Viết bởi: Luật sư Lindsey J. Harris

Chuyên viên tư vấn

Nếu đây là lần đầu tiên bạn có ý định mang theo chó mèo lên máy bay cùng mình thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, hay phí vận chuyển chó mèo từ Mỹ về Việt Nam hoặc bay từ các nước khác cũng vậy. Việc đem chó từ Mỹ về Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định của hải quan về giấy phép kiểm dịch, giấy chứng nhận y tế và rất nhiều giấy tờ khác kèm theo.

Để hiểu rõ hơn các bước vận chuyển thú cưng từ Mỹ về Việt Nam thì bạn cần chú ý các bước cơ bản ngay dưới đây.

1. Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục liên quan

Trước khi muốn mang chó mèo về Việt Nam thì bạn cần liên hệ với các đơn vị tiêm chủng, y tế chăm sóc thú cưng có thẩm quyền để xin hai loại giấy tờ quan trọng nhất đó là Giấy chứng nhận tiêm phòng dại còn hiệu lực và Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Chú ý trước khi bay:

  • Cần chuẩn bị hồ sơ trong vòng từ 1 đến 2 tháng trước khi bay tùy vào yêu cầu của đơn vị hải quan nước cần xuất khẩu thú cưng (ở đây là Việt Nam).
  • Khuyến kích không bắt buộc tiêm vắc xin chống các bệnh như Distemper, Parvovirus, Canine Hepatitis, Adenovirus, Parainfluenza, Coronavirus và Leptospira cho chó, Panleucopenia, Calicivirus, Herpesvirus, Leukemia cho mèo vì nó khả phổ biến đối với chó mèo ở Việt Nam.
  • Trong vòng 7 ngày trước khi chuyến bay cất cánh thì chủ nuôi cần mang thú cưng đến cơ sở Thú ý để tiến hành kiểm tra để lấy các giấy xác nhận cần thiết.
  • Giấy tờ tiêm chủng vắc xin đầy đủ dành cho thú cưng có hiệu trực từ trên 1 tháng và dưới 12 tháng.
  • Chuẩn bị một lồng vật nuôi với kích thước vừa phải sao cho dễ dàng vận chuyển, thoải mái cho vật nuôi và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
  • Gọi trước cho hãng hàng không bạn muốn bay để nhấn mạnh việc muốn đem chó đi cùng trên cabin (việc này rất quan trọng) và cung cấp cho họ thông tin về giống loài, kích thước,cân nặng, độ tuổi, lồng vận chuyển. Bên hãng bay sẽ thông báo cho bạn trong vòng 2 – 3 ngày sau khi được tiếp nhận thông tin và yêu cầu bổ sung giấy tờ liên quan cho chú chó trước từ 2 – 3 ngày thông qua email.

Giấy tờ quan trọng:

  • Giấy chứng nhận tiêm phòng dại cần phải đáp ứng đủ các chỉ số như số microchip, ngày tiêm phòng và thời hạn hiệu lực tiêm phòng.
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật sẽ được cơ quan thú ý kiểm tra và xác minh, tránh việc lây lan bệnh dịch. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại (quốc gia bạn cần đăng ký đem chó mèo về) sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate) kèm hồ sơ theo dõi y tế vật nuôi.
  • Tiến hành thủ tục kiểm hóa tại hải quan

Các giấy tờ bắt buộc cần có:

  • Bill, Invoice, Packing list
  • C/O (nếu có)
  • Tờ khai hải quan
  • Đơn khai báo kiểm dịch động vật bao gồm số chip, nơi sản xuất, nước xuất khẩu, số lượng và trọng lượng các cá thể.
Kinh nghiệm đem chó từ Mỹ về Việt Nam bằng máy bay
Kinh nghiệm đem chó từ Mỹ về Việt Nam bằng máy bay

2. Cần làm gì khi đến sân bay?

Mỗi quốc gia, mỗi hàng hàng không sẽ có các quy định riêng về hành lý, hàng hóa ký gửi và thú cưng cũng được coi là một dạng hàng xuất khẩu vì vậy bạn nên lưu ý tìm hiểu thông tin chính xác từ các hãng hàng không đang có ý định mua vé. Ngoài ra cũng cần tham khảo các lưu ý sau để tránh gặp rắc rối không cần thiết:

  • Việc đem chó từ Mỹ về Việt Nam rất rắc rối và có thể gặp trở ngại, mất thêm tiền nếu bạn bị sai ở một khâu nào đó.
  • Nếu có thể hay tìm các dịch vụ chuyên vận chuyển thú cưng vì họ làm quen và biết phải làm gì để thú cưng của bạn an toàn trên các chuyến bay.
  • Thông thường các hãng bay đa số bắt buộc chó mang theo phải để ở khoang hàng hóa ký gửi. Tuy nhiên, nếu liên hệ trước như phần chuẩn bị trên kia thì rất có thể bạn sẽ được mang cún lên cabin máy bay.
  • Nếu chú cún có kích thước quá lớn thì không thể cho lên khoang hành khách mà chắc chắn phải để ở khoang hàng hóa ký gửi

3. Thủ tục hải quan khi chó đến sân bay Việt Nam

Sau khi máy bay đến Việt Nam thì chủ của thú nuôi cần cung cấp đầy đủ các giầy tờ chứng nhận, thông tin cần thiết liên quan theo quy định của đơn vị hải quan.

  • Đưa giấy tờ chứng nhận liên quan cho nhân viên hải quan ở vị trí kiểm tra thú nuối nhập cảnh ở sân bay.
  • Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ của chú chó bao gồm đối chiếu số chip, sổ tiêm chủng và health certificate. Nếu đối chiếu trùng khớp với thông tin của nhà xuất khẩu thì sẽ cung cấp “giấy đi đường tạm thời” cho chú chó để bạn có thể mang về nhà chăm sóc
  • Sau từ 1 đến 3 ngày cơ quan hải quan sẽ câp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu.
Thủ tục đem chó từ Mỹ về Việt Nam bằng máy bay
Thủ tục đem chó từ Mỹ về Việt Nam bằng máy bay

Phí vận chuyển chó từ Mỹ về Việt Nam hiện nay

Chi phí vận chuyển sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng thú cưng, trọng lượng và kích thước thú cưng,…

Đối với hàng Vietnam Airline

Vietnam AirlinesTrọng lượng Vận chuyển nội địa (VNĐ)Vận chuyển quốc tế (USD)
Trong khu vực ATrong khu vực B, từ A đến B, từ B đến ATrong khu vực C, từ A/B đến C, từ C đến A/B
Vận chuyển thú cưng dạng hành lýDưới 9kg500.00050100200
Trên 9 đến 16kg800.00075125250
Trên 16kg đến 32 kg1.200.000125175275
Mang thú cưng lên cabin 3.000.000150250400

Giải thích:

  • Chi phí này được tính theo tổng trọng lượng, kích thước của lồng và thú nuôi
  • Khu vực A: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hongkong và Đài Loan
  • Khu vực B: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác (trừ các nước Khu vực A và nước Úc)
  • Khu vực C: Pháp, Đức, Anh, Nga, Úc, các nước châu Mỹ và các nước châu Âu/ châu Phi/ Trung Đông khác
  • Chính sách về chi phí này có thể thay đổi theo chính sách khai thác của Vietnam airline vì vậy cần chú ý.

Đối với hãng bay Delta Airlines

Chặng bayChi phí mang thú cưng đi máy bay 
Đến/ từ Mỹ, Canada, Puerto Rico, U.S. Virgin IslandsKhoảng 95 – 125 USD/ CAD
Quốc tế200 USD/ CAD/ EUR
Brazil75 USD

Một số lưu ý khi vận chuyển chó từ Mỹ về Việt Nam

  • Korean Air cho phép mỗi hành khách có thể đi cùng 1 vật nuôi trên máy bay và 2 vật nuôi dưới dạng động vật ký gửi
  • Thú cưng phải tối thiểu 10 tuần tuổi đối với các chuyến bay của Delta Airlines
  • China Airlines quy định mỗi hành khách có ghế ngồi (bao gồm cả trẻ em và trẻ sơ sinh có ghế ngồi) chỉ được ký gửi tối đa 2 lồng
  • Qatar Airways không cho phép mang theo một số giống chó mèo đang trong thời kyfcho con bú
  • Lồng thú cưng cần phải đủ không gian rộng để chó, mèo hoạt động thoải mái
  • Chi phí vận chuyển chó mèo có thể thay đổi nếu nó được đi theo hạng hàng hóa hay trên khoang chở khách
  • EVA Air cho phép mỗi hành khách có ghế ngồi có thể ký gửi tối đa 2 lồng, ngoại trừ trẻ vị thành niên đi một mình. Trong trường hợp quốc gia/khu vực đến/quá cảnh có quy định giới hạn vật nuôi nghiêm ngặt hơn, hành khách sẽ phải tuân thủ theo quy định của quốc gia đó

Và còn rất nhiều lưu ý khác mà mình chưa biết, nó tùy thuộc vào quy định của từng hãng hàng không, sân bay của đất nước sở tại. Tốt nhất là bạn nên liên hệ trực tiếp tới cơ quan hàng không liên quan hoặc hải quan để được trợ giúp thêm. Ngoài ra cũng có thể liên hệ các đơn vị vận chuyển thú cưng chuyên nghiệp.

ngô diệp

Tác giả: Ngô Diệp

Mình là Ngô Diệp. Sáng lập ra Blog Định Cư này chỉ mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho độc giả. Bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu về nước Mỹ, về du học, định cư tại Mỹ hay các nước sử dụng tiếng Anh. Những nơi mà mình từng sống, học tập (ngoại trừ Việt Nam vì đây là nơi mình sinh ra và lớn lên).

Leave a Comment