Cách xin Visa Việt Nam tại Mỹ cho người Mỹ năm 2023

Liên hệ & hợp tác

tại đây

Viết bởi: Luật sư Lindsey J. Harris

Chuyên viên tư vấn

Xin Visa Việt Nam là việc cần thiết để người gốc Việt hoặc người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam thành công. Cách xin Visa Việt Nam tại Mỹ không phải là quá khó khăn, nhưng nếu không am hiểu về các loại Visa để vào Việt Nam hay các quy trình xin cấp Visa thì rất có thể bạn sẽ gặp một vài rắc rối không cần thiết.

Bài viết này Blogdinhcu.com đã tổng hợp thông tin về Visa nhập cảnh vào Việt Nam thông qua tham khảo từ Đại Sứ Quán Việt Nam ở Hoa Kỳ.

Tầm quan trọng của Visa để vào Việt Nam

Việc xin Visa Việt Nam là cực kỳ cần thiết đối với người nước ngoài muốn nhập cư, du lịch, làm việc hay thăm người thân ở đây.

  • Theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì công dân của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới cũng phải cần có Visa do chính phủ Việt Nam cấp thì mới có thể nhập cảnh được. Vì chính phủ Việt Nam chưa có chính sách miễn Visa cho bất kỳ công dân nước nào (bao gồm cả Mỹ).
  • Visa giúp chính phủ dễ dàng kiếm tra và kiểm soát tình hình an ninh trật tự, hay bảo vệ quyền lợi người nhập cư tốt hơn.
  • Người nước ngoài có thể sử dụng Visa để yêu cầu được hỗ trợ khẩn cấp thông qua lãnh sự quán của nước họ khi cần.

Người Mỹ xin Visa vào Việt Nam cần biết rõ nhu cầu

Trước hết, bạn phải biết rõ ràng về nhu cầu về di chuyển và nhập cư của mình để xác định được loại Visa mà mình sẽ làm.

Theo luật  Luật 51/2019/QH14  được chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 thì Visa vào Việt Nam có tất cả 21 loại khác nhau theo nhu cầu khác, chúng được chia thành 6 loại bao gồm:

Visa du lịch (DL)

Visa (DL) được cấp theo mục đích tham quan, du lịch dành cho công dân người nước ngoài khi muốn nhập cư vào Việt Nam. Thời hạn của Visa không được vượt quá 3 tháng tính từ ngày được cấp theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật xuất nhập cảnh 2014.

Cách xin Visa Việt Nam tại Mỹ cho người Mỹ năm 2023
Cách xin Visa Việt Nam tại Mỹ cho người Mỹ năm 2023

Lưu ý: Từ năm 2022, các Visa du lịch của người nước ngoài khi nhập cư vào Việt Nam không được lưu trú quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, theo khoản 13, Điều 1 Luật xuất nhập cảnh 2019 và có thể liên hệ đại sứ quan để yêu cầu gia hạn.

Visa du học (DH)

Visa dành cho người nước ngoài có nhu cầu học tập tại Việt Nam, nó có ký hiệu là DH, được quy định theo Luật xuất nhập cảnh 2014. Thời gian tối đã của Visa này là 12 tháng kể từ ngày cấp, để đăng ký nó thì bạn cần một loại giấy tờ để nhập cư vào Việt Nam hợp chuẩn trước, nó có thể là Visa du lịch. Sau đó tiến hành thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam

Visa công tác (DN1 – DN2)

Visa này dành cho nhu cầu đi lại phục vụ công việc của người nước ngoài khi vào Việt Nam, nó được chia ra làm hai loại là Visa doanh nghiệp và Visa thương mại.

visa công tác
  • Visa doanh nghiệp (DN1): Nó được cấp cho công dân người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước Việt Nam
  • Visa thương mại (DN2): Dành cho đại diện các công ty nước ngoài sang Việt Nam tiếp thị, chào bán hay mở văn phòng đại diện tại nước Việt Nam. Hoạt động theo các điều ước quốc tế về tổ chức có Việt Nam là thành viên.

Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)

Visa dành cho người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam có thể là tự do hoặc làm cho công ty có thời hạn không quá 2 năm.

  • Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)

Visa đầu tư là 1 loại thị thực cấp cho công dân nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh đầu tư vào Việt Nam, họ là Nhà đầu tư hoặc người đại diện doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, gọi chung là Nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định pháp luật của Việt Nam visa đầu tư được ký hiệu là ĐT

Visa đầu tư

Có 4 loại visa đầu tư:

  • Visa ĐT1: thời hạn 10 năm
  • Visa ĐT2: thời hạn 5 năm
  • Visa ĐT3: thời hạn 3 năm
  • Visa ĐT4: thời hạn 1 năm

Visa thăm thân TT

Theo Luật xuất nhập cảnh số 51/2019/QH14, thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài được cấp cho các đối tượng dưới đây:

  • Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2
  • Thời hạn tối đa là 12 tháng

Cách xin Visa cho người Mỹ vào Việt Nam

Với mỗi loại Visa thì sẽ có cách xin khác nhau, để hiểu rõ hơn vê cách thức và quy trình xin Visa Việt Nam cho người Mỹ hay bất kỳ công dân nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào.

Có 3 cách xin Visa thường được áp dụng nhất là:

  • Xin Visa Việt Nam tại đại sứ quán
  • Xin được cấp Visa tại sân bay
  • Đăng ký xin Visa điện tử online

1. Xin Visa Việt Nam cho người Mỹ tại Đại Sứ Quán

Các công dân người nước ngoài có thể xin Visa tại các Đại Sự Quán của Việt Nam, đây là cách làm phổ biến nhất từ trước đến nay khi chưa có các chính xách xin Visa Việt Nam khác.

  • Về ưu điểm: Đây là cách làm khá nhanh vì chỉ cần Visa của bạn được chấp nhận thì sẽ được dán ngay lên Hộ chiếu
  • Về nhược điểm: Nếu là người Mỹ xin Visa vào Việt Nam thì thường bị từ chối cao, thời gian phản hồi thường lớn hơn 1 ngày, và mức phí cũng khá đắt đỏ.

Cách xin Visa như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ

  • Đảm bảo Hộ chiếu gốc của bạn còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng và còn sử dụng được
  • Chuẩn bị và điền tờ khia xin cấp Visa theo quy định nhập cảnh Việt Nam (Tải tại đây)
  • Chuẩn bị ảnh 4×6 đại diện cho người cần được cấp Visa, thời gian chụp không quá 6 tháng tính từ thời điểm xin cấp.
  • Nếu là Visa thương mại thì cần phải có thư mời Thư mời của công ty bảo lãnh ở Việt Nam
  • Nếu xin Visa về thăm thân nhân ở Việt Nam thì cần có Thư bảo lãnh của người thân đang sống ở Việt Nam, là công dân Việt Nam
  • Phải có Thư tuyển dụng nếu là thuộc trường hợp xin Visa lao động
  • Chuẩn bị Hồ sơ đầu tư nếu muốn xin cấp Visa sang Việt Nam để đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Việt Nam

Có 2 cách để nộp hồ sơ cho Đại Sứ Quán hoặc Cơ Quan có quyền hạn của Việt Nam tại Mỹ đó là tự nộp hoặc thuê dịch vụ.

  • Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ tùy thuộc vào mỗi Đại Sứ quán khác nhau có thể vài ngày đến vài tuần
  • Nên đến vào giờ hành chính để được phục vụ tốt hơn

Bước 3: Đợi kết quả và đối chiếu thông tin Visa

Nếu hồ sơ xin cấp Visa được chấp thuận (đậu) thì cần kiểm tra các thông tin trên Visa có trùng khớp với thông thực của cá nhân đó không. Sau khi xác nhận hoàn tất thì cách xin visa Việt Nam tại Mỹ chính thức thành công.

2. Xin Visa Việt Nam online (E-visa)

Visa online (E-visa) do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài thông qua cổng thông tin điện tử do chính phủ Việt Nam quản lý. Phí cấp thị thực do do cơ quản lý quy định và sẽ không hoàn trả trong trường hợp đề nghị cấp thị thực không được chấp nhận.

Bước 1: Truy cập vào trang Dịch vụ công của Bộ Công An dành cho người nước ngoài tại đây.

Bước 2: Bấm vào “Nộp hồ sơ” và Upload ảnh, thông tin và xác minh qua email nếu tự đăng ký online

xin cấp visa online

Bước 3: Điền đầy đủ mọi thông tin được yêu cầu và bấm “Đồng ý”.

Bước 4: Xác minh danh tích và lưu mã xác nhận

Bước 5: Nộp phí cấp thị thực điện tử.

  • – 25 USD (Thị thực có giá trị một lần: 25USD/thị thực điện tử)
  •  50 USD (Thị thực có giá trị nhiều lần: 50USD/thị thực điện tử)

Bước 6: Kiểm tra tình trạng của thị thực (Visa) qua liên kết dưới đây

Bước 7: Tải xuống và in Visa điện tử sau khi hồ sơ được chấp nhận.

xác minh visa

Bước 8: Xuất trình Visa điện tử hoặc mã xác minh tại cửa khẩu nhập cảnh vào Việt Nam

3. Xin Visa Việt Nam tại sân bay

Công dân nước ngoài chỉ có thể xin cấp Visa tại sân bay Việt Nam thông qua 2 loại chính là Visa doanh nghiệp và Visa du lịch.

Xin Visa cho người Mỹ vào Việt Nam

Lưu ý là việc cấp Visa tại sân bay chỉ được áp dụng ở một số cửa khẩu được quy định theo Nghị định 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG.

Trong đó 8 sân bay quốc tế có thể cấp Visa tại chổ ở Việt Nam là:

  • Nội Bài (Hà Nội)
  • Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh)
  • Cát Bi (Hải Phòng)
  • Đà Nẵng (Đà Nẵng)
  • Cam Ranh (Khánh Hòa)
  • Liên Khương (Đà Lạt)
  • Cần Thơ (Cần Thơ)
  • Phú Quốc (Phú Quốc)

Các bước xin Visa ở sân bay được tiến hành như sau:

Bước 1: Nhập thông tin trực tuyến và thanh toán tại sân bay bao gồm:

  • Họ và tên – Giống như trong hộ chiếu
  • Ngày sinh
  • Quốc tịch
  • Số hộ chiếu
  • Ngày đến
  • Loại thị thực

Người xin cấp Visa sẽ cần có một số thẻ thanh toán quốc tế như Thẻ tín dụng, Paypal, Thẻ ghi nợ, Western Union. Thời gian hoàn tất cả bước này thường trong vòng khoảng 5 phút.

Bước 2: Nhận công văn chấp nhận qua Email (in ra giấy) và một số giấy tờ cần bổ sung thêm:

  • Tờ khai xuất nhập cảnh đã điền đầy đủ thông tin
  • 2 ảnh chân dung 4×6 cm
  • Hộ chiếu gốc (còn hạn ít nhất 6 tháng)
  • Phí dán tem visa (tiền mặt)

Bước 3: Xuất trình giấy tờ cho quầy cấp Visa và thanh toán phí để dán tem

Thời gian trung bình để hoàn tất bước này khoảng từ 15 đến 30 phút tùy vào thời điểm, chính vì vậy mà người xin nhập cư nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đó trước khi đến sân bay xin cấp Visa.

Lưu ý:

  • Visa chỉ được cấp cho hành khách đi bằng đường hàng không qua sân bay
  • Hộ chiếu phải có giá trị hiệu lực từ 6 tháng trở lên
  • Nếu đi cùng trẻ em có Hộ chiếu riêng thì mức phí phải trả sẽ tương đương với người lớn
  • Phí dán tem chỉ được chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, không chấ nhận thanh toán bằng thể tín dụng
  • Các trang web cung cấp công văn nhập cảnh ở sân bay đều là của công ty tư nhân, không có trang web chính thức của chính phủ.

Tóm lại, mọi thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo vì các quy định có thể thay đổi theo gian. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ có ích cho bạn đọc của Blog Định Cư.

ngô diệp

Tác giả: Ngô Diệp

Mình là Ngô Diệp. Sáng lập ra Blog Định Cư này chỉ mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho độc giả. Bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu về nước Mỹ, về du học, định cư tại Mỹ hay các nước sử dụng tiếng Anh. Những nơi mà mình từng sống, học tập (ngoại trừ Việt Nam vì đây là nơi mình sinh ra và lớn lên).

Leave a Comment