Định cư EB3 lừa đảo không? Sự thật về EB3


Photo of author

Tác giả: Luật sư Lindsey J. Harris

Tư vấn định cư

Rất nhiều thông tin cho rằng định cư EB3 lừa đảo là hoàn toàn có thật, chính sách định cư này có từ rất lâu và cũng đã có rất nhiều người ở Việt Nam bị lừa bởi chính sách định cư diện EB3. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện, hãy tìm hiểu đễ rõ hơn về định cư EB3 là gì, chi phí và cũng như các điều kiện chính thức của chính sách này trong bài viết này.

EB3 là gì

Chính sách định cư EB3 trong tiếng Anh là Employment-Based Third do chính phủ Hoa Kỳ (USA) thông qua Luật Di Trú và Quốc Tịch Mỹ ban hành vào năm 1990. Định cư EB3 là chính sách cung cấp cơ hội cho các lao động có quốc tịch khác ở nước ngoài được làm việc và sinh sống tại Mỹ thông qua sự bảo lãnh của một doanh nghiệp thứ 3 hay còn gọi là nhà tuyển dụng Mỹ.

Trong chính sách EB3, cả người lao động lẫn gia đình của họ sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định về thẻ xanh Mỹ. Hồ sơ định cư EB3 bao gồm thông tin vợ/chồng, con cái có độ tuổi dưới 21 và đang độc thân, chính sách quy định rằng họ có thể nhập cư vào Mỹ cũng với người dăng ký là lao động chính của gia đình.

Người định cư theo diện EB3 sẽ được cấp thẻ xanh và được hưởng các chính sách phúc lợi tương đương với công dân Hoa Kỳ như ý tế, phúc lợi, dễ dàng đi lại giữa các tiểu bang, con dưới 21 tuổi có thể học tại trường công lập với chi phí thấp như công dân Mỹ.

Tìm hiểu định cư mỹ EB3 là gì
Tìm hiểu định cư mỹ EB3 là gì

Định cư EB3 lừa đảo là lừa đảo?

Chính sách định cư dạng EB3 là hoàn toàn có thật, được chính phủ Mỹ ban hành vào năm 1990 thuộc Luật Di Trú Hoa Kỳ (Mỹ) và vẫn có giá trị hiệu lực đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, lừa đảo thông qua dịch vụ định cư EB3 vẫn có, nếu không đủ thông tin rất có thể người có nhu cầu tìm đường qua Mỹ sẽ bị lừa thông qua chính sách định cư EB3 giả này.

Một số thủ đoạn lừa đảo thông qua định cư EB3

Dươi đây là một số cách mà bọn lừa đảo thường sử dụng để lôi kéo và chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua chính sách EB3:

  • Cố gắng quảng cáo, cung cấp các thông tin sai lệch với quy định trong chính sách nhằm lôi kéo được thật nhiều người tham gia dù có đủ điều kiện hay không
  • Chiếm đoạt tất cả số tiền mà người muốn định cư nộp mà không hề có một giấy tờ văn bản nào tới Sở Di Trú hay các cơ quan có trách nhiệm khác
  • Cố gắng làm giả các giấy tờ chứng nhận một cách tinh vi khó phát hiện, nó có thể làm giấy của Bộ Lao Động cấp, giấy của Sở di Trú, hoặc giấy chứng nhận khác của các cơ quan đảm nhiệm việc cấp di trú ở Mỹ khác.
  • Chúng làm giả các giấy tờ về chứng từ, thuế, giấy phép lao động để Sở Di Trú từ chối hồ sơ và tiền mà người muốn di trú sẽ bị chúng chiếm đoạt

Tỷ lệ gặp phải các dịch vụ định cư EB3 lừa đảo là rất cao, tuy nhiên vẫn có nhưng khả năng khác nếu bạn tìm đúng nơi. Một phần khá quan trọng khác là dù đơn vị làm dịch vụ di trú uy tín nhưng hồ sơ của bạn không đạt điều kiện thì vẫn có thể bị Sở Di Trú Hoa Kỳ từ chối tiếp nhận là bình thường.

Định cư diện EB3 tại Mỹ
Định cư diện EB3 tại Mỹ

Định cư diện EB3 có khó không?

Theo kinh nghiệm thì việc làm hồ sơ định cư EB3 là rất khó, chính vì vậy mà tỷ lệ thành công khi làm và gửi hồ sơ đến Sở Di Trú để được tiếp nhận là rất thấp. Tuy nhiên, vì những ưu đãi về quyền lợi tương tự như công dân Mỹ nên dù nó khó nhưng vẫn thu hút được khá nhiều người ngoại quốc tham gia.

Để có thể tăng tỷ lệ thành công khi định cư theo diện EB3 thì cần phải tìm hiểu kỹ về thông tin của công ty làm giấy tờ di trú bao gồm hồ sơ công ty họ, thời gian tồn tại, sự uy tín, lượng khách hàng thành công, phản hồi khách hàng,…

Luôn trao đổi mọi thông tin và thắc mắc với nhân viên tư vấn pháp lý, tất cả thông tin và tài liệu khi tư vấn đều phải lưu lại để làm bằng chứng sau này, luôn đối chiếu mọi thông tin với luật pháp hiện hành, luôn kiểm tra tình trạng hồ sơ của bạn trên website của Sở Di Trú Mỹ tại đây.

Điều kiện định cư Mỹ EB3

Điều kiện để các công dân nước ngoài tham gia chính sách định cư Mỹ EB3 như sau:

  • Công dân nằm trong độ tuổi lao động là từ 18 – 50
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm, khuyết tật và sức khỏe tốt
  • Lý lịch cá nhân trong sạch
  • Không cần phải chứng minh tài chính giống du học
  • Không cần phải có khả năng ngoại ngữ tiếng Anh

Ngoài ra thì diện EB3 còn phân loại theo từng nhóm đối tượng để có chính sách phù hợp hơn theo từng nhóm đó.

Nhóm chuyên theo ngành nghề

  • Người lao động phải có kinh nghiệm 2 năm trong nghề và có giấy chứng nhận cho nó, hoặc chỉ cần có giấy chứng nhận đáp ghi rõ về quá trình đào tạo tương đương
  • Các giấy tờ giáo dục sau trung học phổ thông cũng coi như là giấy tờ chứng nhận đào tạo
  • Có giấy tờ chứng nhận PERM và thư tuyển dụng làm việc toàn thời gian do công ty tuyển dụng nhân sự tại Mỹ gửi
  • Phải đảm nhận các công việc khi nhà tuyển dụng Mỹ không thể tìm được các lao động bản xứ phù hợp

Nhóm chuyên gia

  • Nhóm chuyên gia là nhóm người lao động có học thức cao với bằng cữ nhân trở lên hoặc bằng cấp khác tương tương
  • Đáp ứng đủ mọi yêu cầu trong giấy tờ tuyển dụng lao động
  • Có giấy chứng nhận PERM và thư tuyển dụng của công ty tuyển dụng Mỹ

Nhóm lao động phổ thông

  • Cần chứng minh được khả năng lao động, có giấy chứng nhận đào tạo từ dưới 2 năm
  • Kinh nghiệm công việc không áp dụng với việc mang tính chất thời vụ
  • Đáp ựng yêu cầu trong chính sách tuyển dụng lao động
  • Phải đảm nhận công việc do nhà tuyển dụng Mỹ yêu cầu khi không thể tìm ra được lao động
  • Có giấy chứng nhận PERM và thư mời tuyển dụng do công ty tuyển dụng gửi đến

Thời gian xét duyệt định cư Mỹ diện EB3

Thời gian xét duyệt định cư sang Mỹ diện EB3 sẽ khó xác định được cụ thể, vì tùy thuộc vào loại giấy tờ, nhu cầu lao động và các vấn đề khác liên quan mà thời gian hoàn tất xét duyệt sẽ khác nhau.

  • Xét duyệt LC (Labor Certification): Xét duyệt này do Bộ Lao Động Mỹ cấp và thời gian hoàn tất xét duyệt sẽ tầm khoảng từ 6 đến 9 tháng nếu không có điều đặc biệt gì xảy ra. Ví dụ: nếu công ty tuyển dụng phải thực hiện việc kiểm toán hay giám sát tuyển dụng thì thời gian có thể kéo dài từ 9 tháng lên đến 18 tháng (1 năm rưỡi).
  • Xét duyệt I-140: Đây là công việc tiếp theo sau xét duyệt LC (hay PERM), đơn vị tuyển dụng sẽ tiếp tục nộp đơn xét duyệt I-140 cho Sở Di Trú, thời gian chờ là từ 6 tháng trở lên
  • Chờ Visa: Sau khi xét duyệt I-140 xong thì người lao động cần thường xuyên theo dõi bản tin để biết khi nào có thể xin visa. Thông thường thời gian chờ xin visa sẽ mất khoảng ba năm. Ví dụ như giai đoạn này là thời gian chờ của lao động EB3 của Việt Nam thời điểm thông báo 1/1/2020.
  • Tổng cộng: Qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng thời gian chờ xét duyệt chính sách định cư EB3 tính từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi hoàn tát sẽ phải cần ít nhất 4 năm.

Lưu ý: PERM và LC là cơ bản giống nhau cho tất cả người lao động EB-3.

Chi phí định cư EB3

Về chi phí, chưa có một tính toán nào thực sự chính xác về chi phí định cự diện EB3 vì nó còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số thông tin về chi phí định cư ngay dưới đây:

  • Phí nộp đơn I-140: Đây là khoản phí bắt buộc để nộp cho Sở Di Trú Mỹ, theo thời điểm tháng 3 năm 2020 là 700USD tương tương với 16.450.000 VND. Lưu ý rằng, chi phí này do chính chủ lao động đóng, người lao động không được phép đóng khoản này.
  • Phí nộp đơn I-485: Sau khi nộp phí I-140 xong thì người lao động sẽ cần nộp đơn I-485 dùng để điều chỉnh tình trạng thị thực hiện tại hoặc phải trải qua một quá trình xử lý đặc biệt. Mức phí này sẽ không cố định mà thay đổi tùy theo độ tuổi của người đứng ra nộp đơn
  • Trong đó: Người dưới 14 tuổi nộp hồ sơ cùng cha mẹ là 750USD; người dưới 14 tuổi không nộp hồ sơ cùng cha mẹ là 1.140 USD; người từ 14 tuổi đến 78 tuổi là 1.125 USD và người trên 78 tuổi là 1.140 USD
  • Phí xử lý visa nhập cư DS-260: Trong quá trình xử lý visa ở lãnh sự thì bạn cần hoàn thành mẫu đơn xin được cấp visa trực tuyến có tên là DS-260 với lệ phí yêu cầu là 325 USD, phí hỗ trợ tuyên thệ là 120 USD, tổng cộng sẽ là 445USD.
  • Chi phí khác: Ngoài ra thì còn rất nhiều chi phí khác bao gồm phí di chuyển, vé máy bay, phí luật sư (nếu thuê để hỗ trợ pháp lý), và một loại phí đặc biệt là 2.500 USD

Bạn đọc nên lưu ý rằng, các chi phí trên đây có thể sẽ thay đổi theo thời gian vì chính sách ngoại giao hay định cư ở Mỹ có thể sẽ thay đổi. Chính vì vậy để có thể biết sớm nhất, nhanh nhất có thể thì bạn nên tìm hiểu thêm ở website chính thức của Cục Di trú và Dân cư Mỹ (USCIS)

Hạn chế của chính sách định cư Mỹ EB3 là gì?

Có thể thấy rằng, mục đích của chính sách định cư EB3 là giúp cho người lao động ngoại quốc có thể tiếp nhận công việc và định cư ở nước Mỹ dưới sự bảo hộ của một nhà tuyển dụng ở đây. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi thực sự khiến nhiều người phải lo lắng, và đôi khi kết quả của quá trình chờ đợi lại là sự thất vọng.

Người lao động diện EB3 phải chấp nhận làm những công việc cực nhọc mà công dân Mỹ không muốn làm. Trong Luật không nói đến thời gian quy định đối với khung giờ làm việc đối với nhà tuyển dụng, nhưng Sở Di Trú có quyền điều tra về lao động, về thời gian và gian lận

Người lao động rất dễ gặp phải các công việc không có thật và các nhà tuyển dụng giả mạo, lừa đảo hay chưa được xác thực.

Cuối cùng là tỷ lệ rót phỏng vấn đối với định cư EB3 là rất cao, do chương trình kém uy tín, giám sát không chặt chẽ, và khá tiêu cực. Bạn có tin là một công ty tuyển dụng hoặc dịch vụ di trú có thể tồn tại bền vững qua 4 năm và cùng bạn chờ đợi được xét duyệt không?

Lời khuyên

Lời khuyên không chỉ của Blogdinhcu.com mà là từ nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, thay vì bỏ thời gian 4 năm để đến Mỹ thông qua một “canh bạc lớn” không rõ kết quả chẳng khác nào trò chơi “cờ bạc” thì bạn có thể thử cách khác.

Nếu gia đình hoặc cá nhân có điều kiện tài chính tốt thì nên tham khảo chương trình EB5, nó có chính sách rõ ràng hơn cả về công việc lẫn lộ trình được cấp thẻ xanh. Khi đã có thẻ xanh thì bạn có thể làm được khá nhiều việc với nó. Chi phí tối thiểu để tham gia chương trình định cư này là 800.000 USD, cũng rất cao đối với đa số các gia đình ở Việt Nam.

Tuy nhiên, với chính sách đối ngoại khá tốt của chính phủ Việt Nam thì trong tương lai không xa, rất có thể việc định cư ở nước trên quốc tế sẽ dễ dàng hơn. Khi mà Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng có nhiều chương trình liên kết thì việc các chính sách trước đây được cải thiện là hoàn toàn có thể. Hãy cùng Blog Định Cư chờ đợi điều đó. Cuối cùng, chúc bạn có những thông tin bổ ích sau khi đọc bài viết này.

jenny ngô diệp

Về tác giả

Mình là Ngô Diệp! Sáng lập blog này chỉ với mục đích là viết để chia sẻ điều mình biết. Được sinh ra tại Việt Nam tốt nghiệp Đại Học ở TP Hồ Chí Minh rồi sang Mỹ du học. Hiện tại Diệp đang sống ở Texas, làm việc tại một đơn vị hành chính tại Houston TX. Hy vọng các thông tin mà mình và Team Blog Định Cư sẽ hữu ích đối với bạn.

Leave a Comment